Môn bơi Việt Nam so với “nhà giàu” Singapore

Có một sự tương phản rất lớn giữa môn bơi Việt Nam và Singapore. Sau buổi sáng thi đấu vòng loại, một bên không có ai chăm sóc còn một bên được lo đến… tận răng.

Tại vòng loại 50m bướm. Joseph Schooling đã xếp đầu với thành tích 24 giây 17. Người xếp thứ hai là Lê Nguyễn Paul với thành tích 24 giây 21. Vượt kỷ lục quốc gia của Trần Duy Khôi (21 giây 61, năm 2014). Trong khi đó, Hoàng Qúy Phước xác định tham gia cho “vui” nên cán đích cuối cùng và bị loại.

                                   Ánh Viên gánh trọng trách 8-10 HCV ở SEA Games 29.

Môn bơi Singapore được chăm sóc “tận răng”

Sau khi kết thúc buổi đấu loại. Các kình ngư Singapore đi thả lỏng và họ có một đội ngũ hậu cần hùng hậu chăm lo tất cả mọi thứ. Đó là một sự khác biệt quá lớn so với các VĐV bơi Việt Nam.

                 Đội bơi Singapore có một khu riêng và có nhiều người chăm sóc cho VĐV.

Môn bơi Việt Nam tự lo sau buổi đấu loại

Nếu như bơi Singapore được chăm sóc “tận răng”. Thì những kình ngư Việt Nam gần như tự lo tất cả. Họ không có khu riêng, phải ngồi phệt dưới đất. Hình ảnh tương phản nếu nhìn sang đối diện trước cảnh đội bơi Singapore có một lực lượng hậu cần chăm sóc.

                                                Cảnh đội bơi Việt Nam thả lỏng ở bể bơi.

Môn bơi với sức ép 10 HCV hay sức ép của riêng Ánh Viên

Môn bơi dự kiến sẽ mang về 10 HCV cho thể thao Việt Nam. Nhưng ai có thể chia sẻ nhiệm vụ này với kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên.

Sau thành công với 10 HCV ở SEA Games 28. Môn bơi Việt Nam hứa hẹn sẽ tiếp tục mang về nhiều HCV nhất cho thể thao Việt Nam tại SEA Games 29. Khi mục tiêu 10 HCV. Thậm chí, Vụ trưởng Vụ Thể thao thành tích cao – ông Nguyễn Trọng Hổ (Phó đoàn thể thao Việt Nam tại SEA Games 29) tin tưởng có thể gặt từ 10 – 12 HCV.

Cơ sở lớn nhất cho thể thao Việt Nam tin tưởng giành nhiều HCV ở bộ môn bơi tại kỳ Đại hội thể thao năm nay vì “mỏ vàng” Nguyễn Thị Ánh Viên. Cô gái người Cần Thơ đặt quyết tâm sẽ giành nhiều hơn 8 HCV ở SEA Games 28.

Với đẳng cấp ở hiện tại. Ánh Viên rất khó đối thủ ở SEA Games 29. Tuy nhiên, điều ấy cũng trở thành gánh nặng cho chính Ánh Viên. Khi tham dự từ 11-12 nội dung. Với các thế mạnh được tập trung là nội dung bơi hỗn hợp, ngửa và tự do.

Điều quan trọng bây giờ là Ánh Viên cần có được phong độ cao nhất ở SEA Games 29. Ở đó, yếu tố tinh thần cũng có một vai trò rất lớn. Để Ánh Viên có thể hoàn thành tốt tất cả các nội dung tham gia. Hy vọng rằng cô gái người Cần Thơ sẽ duy trì được ý chí thép như từng thể hiện ở SEA Games 28.

Sau Ánh Viên, bơi Việt Nam còn ai?

Hai năm trước, môn bơi Việt Nam giành 10 HCV. Nhưng riêng Ánh Viên sở hữu 8 HCV. Hai HCV còn lại thuộc về Hoàng Quý Phước và Lâm Quang Nhật. Vì vậy, bơi Việt Nam muốn hoàn thành mục tiêu 10 – 12 HCV như dự kiến. Phải có “người chia lửa” cho Ánh Viên ở SEA Games 29.

Tuy nhiên, Hoàng Quý Phước đã không còn có thành tích tốt như hai năm trước. Thông số 200m tự do của Quý Phước ở giải vô địch thế giới 2017 là 1 phút 49 giây 87. Tức kém kỷ lục SEA Games 28 do anh thiết lập 1 phút 48 giây. Trong khi đó, Joseph Schooling có thành tích tốt nhất là 1 phút 47 giây 79.

Một gương mặt khác giành HCV SEA Games 28 là Lâm Quang Nhật ở nội dung 1.500m tự do. Tuy nhiên, Quang Nhật vẫn đang là “ẩn số”. Sau vụ lùm xùm đấu chọn ngay trước thềm SEA Games 29.

Ngoại trừ nội dung 1.500m. Các kình ngư nam của Việt Nam rất khó cạnh tranh với Schooling của Singapore. Chưa kể các kình ngư rất mạnh khác ở cự ly ngắn là Quah Zeng Wen (Singapore), Sim Wee Sheng Welson (Malaysia).

Nguyễn Diệp Phương Trâm kế thừa chưa đủ ?

Một điều khá đáng tiếc cho môn bơi Việt Nam là “hiện tượng” Nguyễn Diệp Phương Trâm. Đang không có phong độ tốt vì chấn thương chưa hồi phục 100%. Theo ông Nguyễn Trọng Hổ. Phương được Register ở nội dung ở các cự ly ngắn. Nhưng chấn thương nên hy vọng không lớn.

Ngoài ra, môn bơi Việt Nam có những cái tên đáng chú ý như Paul Nguyễn ở các cự ly ngắn. Hay những cái tên lần đầu tham dự là Nguyễn Hữu Kim Sơn, Vũ Thị Phương Anh, Trần Ngọc Thi (TP.HCM)…

Môn bơi có tổng cộng 38 bộ huy chương ở SEA Games 29. Lịch thi đấu môn bơi SEA Games 29 bắt đầu từ ngày 21 – 26/8.